1853 Levi Strauss đến San Francisco và mở đại lý chuyên bán các mặt hàng như quần áo, chăn mền, khăn tay, v.v. cho các cửa hiệu nhỏ trên khắp miền Tây nước Mỹ.
1872 Jacob Davis, một thợ may ở Reno, Nevada, viết thư gửi Levi Strauss, tường thuật lại việc anh ta sáng kiến ra quy trình tán đinh ri-vê lên các mép túi quần nam nhằm khiến chúng bền chắc hơn. Anh đề nghị Levi cùng mình đăng ký bản quyền quy trình này và Levi đồng ý.
1873 Levi Strauss & Jacob Davis được cấp bằng sáng chế quy trình ri-vê này bởi Phòng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng Năm. Số hiệu sáng chế là 139,121 và đây chính là sự ra đời của blue jean.
Mẫu quần này – được biết đến với tên gọi “waist overalls” – có một túi sau khâu theo kiểu Hình Cung( Arcuate), một túi để đồng hồ, một dây đai, các khuy móc và một chiếc đinh ri-vê ở phần đũng. Chúng tôi không nắm rõ về xuất xứ của kiểu khâu Hình Cung. Chuyện người ta vẫn thường nói rằng kiểu khâu này thể hiện hình ảnh sải rộng cánh của loài chim là không có căn cứ; việc mất tư liệu vào năm 1906 (xin xem bên dưới) khiến chúng tôi không thể biết được kiểu khâu này được sử dụng lần đầu tiên với mục đích gì. Có thể trước đây người ta thường khâu túi lên trang phục làm việc của nam giới nhưng điều này cho đến nay vẫn chưa được tìm thấy trong bất cứ một nghiên cứu nào. Dây đai và khuy móc vốn là các yếu tố cơ bản đối với quần nam. Hãy nhớ rằng chúng tôi không phải là người phát minh ra đường cắt hay kiểu dáng quần waist overalls; điều chúng tôi đã làm là sử dụng các mẫu quần lao động truyền thống của nam giới và ứng dụng đinh ri-vê lên chúng, tạo nên một dòng trang phục lao động mới mà ngày nay chúng ta gọi là blue jean.
Quần được làm bằng chất liệu denim xanh 9 oz. XX, xuất xứ từ Amoskeag Mill, thuộc Manchester, New Hampshire.
Chúng được may tại San Francisco, có lẽ là được kết hợp cả công nghệ sản xuất tại nhà máy và may thủ công tại gia. Do mất hết tư liệu lịch sử sau trận động đất và vụ cháy năm 1906, chúng tôi vẫn chưa biết được các nhà máy đầu tiên được mở cửa vào thời gian nào. Cũng có thể chúng tôi đã cho thuê không gian nhà xưởng vào khoảng những năm 1870 rồi sau đó tự mở những nhà máy của chính mình trong những năm 1880.
1886 Miếng patch bằng da hiệu Two Horse® lần đầu tiên được đưa vào mẫu quần waist overalls. Mục đích là để thể hiện sức mạnh của chiếc quần và củng cố vị thế người nắm giữ bằng sáng chế trang phục ri-vê của chúng tôi. Chúng tôi biết rằng sáng chế này sẽ được phổ biến tới công chúng vào khoảng năm 1890 và quyết định phải củng cố một cách sinh động thông điệp về sự tiên phong và sức mạnh của mình. Cũng có thể vào thời kỳ này đã có truyền thống đặt những miếng patch lên trang phục lao động nam giới, nhưng việc nghiên cứu kỹ về vấn đề này là vô cùng khó khăn.
c1890 Bằng sáng chế ri-vê được phổ biến ra công chúng, Levi Strauss & Co. không còn là nhà sản xuất độc quyền trang phục tán đinh ri-vê.
Các số hiệu lần đầu tiên được đặt cho các sản phẩm đang được sản xuất. Số 501® được đặt cho mẫu quần waist overalls được tán đinh ri-vê đồng vốn rất nổi tiếng. Chúng tôi không biết tại sao con số này lại được chọn. Chúng tôi cũng đã cho ra đời dòng jean 201, một phiên bản ít đắt tiền hơn, cũng như các sản phẩm khác sử dụng các số có 3 chữ số khác. Do mất tư liệu vào năm 1906, lý do giải thích hầu hết các sự thay đổi này vẫn chưa được biết đến.
c1901 Mẫu quần – giờ chỉ được gọi đơn giản là “overalls” – lúc này có 2 túi sau. Có thể chúng tôi đã đưa thêm túi vào theo yêu cầu của người tiêu dùng hoặc những chuyển biến của thời trang nam giới đương thời.
1902 Levi Strauss qua đời ở tuổi 73. Cháu trai ông gánh vác toàn bộ công việc; con cháu họ đến nay vẫn tiếp tục là những người lèo lái công ty. 1906 Trận động đất và vụ cháy San Francisco đã phá hủy trụ sở và các nhà máy của Levi Strauss & Co.
Một nhà máy mới được xây dựng tại số 250 phố Valencia, San Francisco và mở cửa vào tháng Mười Một.
1910s Khoảng trong thập kỷ này jeans bắt đầu được may với đường khâu viền bên trong.
Trước đó đường khâu bên trong chỉ được “viền giả”. 1915 Mẫu quần overalls giành “Giải Đặc Biệt” tại Expo Quốc tế Panama - Thái Bình Dương tổ chức ở San Francisco.
LS&CO. bắt đầu mua chất liệu denim của Cone Mills, thuộc Greebsboro, Bắc Carolina.
1922 Các loop thắt lưng được thêm vào kiểu quần overalls, nhưng các khuy móc vẫn được giữ lại. Dây đai cũng vẫn còn, nhưng một số người đã cắt bỏ phần này để mặc quần cùng một chiếc thắt lưng. Một lần nữa, việc thêm vào yếu tố loop thắt lưng là nhằm đáp ứng các thay đổi của thời trang nam giới và sự hiểu biết của chúng tôi về mong muốn của người tiêu dùng.
LS&CO. lúc này chỉ còn mua denim của duy nhất Cone Mills. 1927 Cone Mills phát triển chất liệu denim viền đỏ 10 oz. đặc biệt dành riêng cho các sản phẩm jean 501®. Chất vải denim này được dệt trong các khung rộng 29”.
1936 Miếng Tab màu đỏ lần đầu tiên được đặt phía trên phần túi sau bên phải. Chữ “Levi’s”® được khâu bằng chỉ trắng, in hoa trên một mặt Tab. Miếng Tab được tạo ra với mục đích phân biệt quần overalls Levi’s® với các đối thủ trên thị trường cũng sử dụng chất liệu denim tối màu và kiểu khâu Hình Cung. Vì chúng tôi không đăng ký thương hiệu kiểu khâu Hình Cung nên các công ty khác bắt chước y hệt theo chúng tôi.
1937 Các túi sau được may sao cho che lấp được các đinh ri-vê. Điều này là để đáp lại lời phàn nàn của người tiêu dùng rằng đinh ri-vê làm trầy xước đồ nội thất và yên xe.
Các khuy móc bị loại bỏ. Người tiêu dùng được tặng kèm các khuy rời bên ngoài để sử dụng trong trường hợp họ muốn đeo dây đai.
WWII Các yếu tố thay đổi được thực hiện đối với mẫu quần overalls nhằm tuân thủ các quy định do Ban Sản Xuất Thời Chiến đặt ra để bảo tồn các nguyên liệu thô. Ri-vê ở phần đũng, các ri-vê túi đựng đồng hồ và phần dây đai sau bị loại bỏ để tiết kiệm vải sợi và kim loại. Kiểu khâu Hình Cung cũng bị loại bỏ vì nó chỉ mang tính trang trí và không quan trọng về mặt giá trị sử dụng. Để giữ được chi tiết này, các thợ may LS&CO. sơn nó lên từng chiếc quần. 1943 Kiểu khâu Hình Cung được đăng ký thương hiệu.
c1947 Phiên bản thời hậu chiến của thời trang jeans 501® bắt đầu xuất hiện. Dây đai hoàn toàn biến mất. Các đinh ri-vê được đặt trở lại lên túi đựng đồng hồ và chi tiết Hình Cung lúc này được khâu bằng máy may hai-kim tạo ra hình “kim cương” tại giao điểm hai đường khâu. Việc này tạo nên sự đồng nhất của chi tiết Hình Cung, trái ngược với những năm trước đó, khi mà việc sử dụng kim đơn mang lại cho chi tiết Hình Cung một hình ảnh riêng biệt, tùy thuộc vào kỹ năng của từng thợ may.
Đầu những năm 1950 Chữ LEVI’S được khâu lên cả hai mặt miếng Tab đỏ. Chúng tôi không rõ tại sao phải làm thế.
1954 Một phiên bản quần overalls dùng dây khóa kéo được ra mắt và đặt tên là 501Z. Sản phẩm ra đời vì chúng tôi lúc này đã bắt đầu bán các sản phẩm của mình ra vùng Bờ Biển Đông Hoa Kỳ và nhiều người không quen với kiểu khóa bằng khuy.
Cuối những năm 1950 Miếng patch bằng da được thay bằng một miếng patch Two Horse làm từ một loại bìa mềm siêu-bền, gọi là “giả da.” Điều này là do lúc đó công ty đang bán sản phẩm khắp toàn quốc, và việc sử dụng chất liệu da thật ngày càng trở nên đắt đỏ hơn. Thêm vào đó, các loại máy giặt tự động đời mới có tác động rất xấu đối với chất liệu da thật.
1960 Chữ “overalls” được thay bằng chữ “jeans” trong các hoạt động quảng cáo và trên nhãn mác bao bì. Trước đây chúng tôi đã sản xuất các sản phẩm khác cũng gọi là “jeans” (cụ thể là mẫu quần denim dành cho nam giới vào những năm 1930) nhưng sản phẩm “overalls” hàng đầu của chúng tôi – 501® jeans – vẫn mang một cái tên khác mãi cho đến khi giới trẻ bắt đầu gọi nó là “jeans” vào những năm 1950. Không ai thực sự nắm rõ vì sao từ này lại được đống nhất với quần overalls nam giới, nhưng giới trẻ đã áp dụng nó và nó trở thành thuật ngữ được tất cả các nhà sản xuất sử dụng.
1961 Sản phẩm Levi’s® jeans Pre-shrunk (sau khi giặt chất vải sẽ co lại)chính thức được ra mắt.
1964 Jeans trở thành một phần quan trọng trong tất cả các bộ sưu tập của Smithsonian Institution, Washington, D.C.
1966 Quảng cáo truyền hình đầu tiên của Levi’s® jeans lên sóng. Các chiếc đinh ri-vê bị loại bỏ khỏi phần túi sau và thay bằng đinh đầu bẹt. Điều này là do những chiếc đinh ri-vê cứng rốt cuộc sẽ xuyên thủng chất liệu denim, trồi ra và gây nên vấn đề đã dẫn tới việc người ta muốn che chúng lại vào năm 1937: làm trầy xước đồ nội thất.
1971 Chữ “Levi’s®” trên miếng Tab đỏ lúc này được may bằng chỉ trắng chỉ với duy nhất chữ “L” được in hoa; chữ “E” có vẻ đã được thay đổi, dẫn tới khái niệm thời trang “Big E” và “little e.” Điều này được thực hiện để nhất quán với hình ảnh mới của công ty – “cánh dơi” – áp dụng vào năm 1967, trong đó chữ “Levi’s”® mang ý nghĩa là tên riêng của người sáng lập nên công ty, Levi Strauss.
1981 501® jeans dành cho nữ giới chính thức ra mắt, kèm theo đó là việc quảng cáo truyền hình nổi tiếng “Travis” được lên sóng.
1983 Cone Mills bắt đầu giới thiệu chất liệu denim XXX sử dụng các khung dệt rộng 60”.
1984 Chiến dịch quảng cáo truyền hình “501 Blues” nổi tiếng được khởi động tại Thế vận hội Olympic mùa hè tại Los Angeles.
1985 LS&CO. giành Giải Thưởng Quảng Cáo/Truyền Thông của Ban Quản Trị trao bởi Cơ quan bảo vệ Người khuyết tật, vì đã khắc họa chân thực hình ảnh đẹp của người tàn tật trong quảng cáo “501 Blues” trên truyền hình.
1986 Loạt quảng cáo truyền hình sáng tạo đầu tiên của 501® jeans lên sóng tại Châu Âu. Các quảng cáo này kết hợp chất nhạc rock kinh điển mang đậm phong cách Mỹ hòa trộn với sự hoài cảm và lãng mạn.
1992 Do muốn tạo ấn tượng tiên phong của Levi’s® jeans đến tất cả khách hàng trên khắp thế giới, LS&CO. giới thiệu dòng jean “Capital E” tại Hoa Kỳ. Đây cũng là sự kiện tiếp bước thành công của mô hình cổ điển thực hiện trước đó bởi Levi Strauss Nhật Bản. 1993 Levi Strauss & Co. tài trợ cho chương trình “Send Them Home Search,” một cuộc thi nhằm tìm ra chiếc quần jean Levi’s® lâu đời nhất ở Hoa Kỳ. Chiếc quần giành chiếc thắng có từ cuối những năm 1920.
1996 Dựa trên thành công của sản phẩm Capital E, một dòng sản phẩm cổ điển phái sinh – với tên gọi dòng thời trang Levi’s® Vintage – đã được giới thiệu tại các cửa hàng trên khắp thế giới.
1997 LS&CO. mua một chiếc quần jeans 501® thời kỳ c1890 với giá $25,000. 1998 Levi’s® 501® jeans kỷ niệm sinh nhật lần thứ 125. 2003 LS&CO. kỷ niệm 130 năm ngày phát minh ra blue jean.
Trích bài viết ngày 28 tháng Sáu năm 1873, đăng trên tờ Pacific Rural Press “Một Cách Khóa Túi Mới – Theo cơ quan Sáng chế Báo chí Khoa học, anh J.W. Davis, trước sống tại Reno Nevada, hiện đang cư trú trong thành phố chúng ta [San Francisco] vừa được cấp bằng sáng chế cho cải tiến của anh trong việc khóa các đường khâu nối ở phần túi. Cải tiến này sử dụng một chiếc đinh ri-vê bằng kim loại với lỗ xâu nhỏ để khóa các đường khâu nối.
Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng đây là một sáng tạo vô cùng có ý nghĩa, và chúng tôi tin chắc rằng những sản phẩm của anh, đặc biệt là quần overalls, sẽ trở nên quen thuộc trong giới lao động, bởi lẽ quần overalls được thiết kế với phong cách phù hợp và thuận tiện nhất. Không có gì lếch thếch hơn hình ảnh túi quần bị rách, và cũng không có yếu tố nào trên trang phục lại dễ rách như túi quần. Ngoài việc trông lếch thếch, nó còn bất tiện và thường dẫn tới việc người mặc thường xuyên bị rơi mất đồ.
“Levi Strauss & Co. ở thành phố chúng ta là đơn vị duy nhất sản xuất sản phẩm mới này, và sẽ nhanh chóng đưa chúng vào thị trường với khối lượng lớn, để các thợ mỏ, nông dân và công nhân của chúng ta có thể sắm cho mình những chiếc quần overalls hoàn hảo nhất.” |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét